Bệnh trĩ: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Lượt xem: 9544

Bệnh trĩ là bệnh lành tính nhưng nếu để lâu không chữa bệnh sẽ chuyển nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu trĩ, cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả là những thông tin được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu.

Bệnh trĩ là gì?

bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ (hemorrhoids hay lòi dom) là tình trạng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn căng giãn quá mức do sưng hoặc viêm hình thành nên các búi trĩ. Ở trạng thái bình thường, các mô này có nhiệm vụ kiểm soát việc đào thải phân ra ngoài. Nếu các mô này có dấu hiệu sưng viêm bất thường sẽ hình thành nên các búi trĩ.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ lại gây ra rất nhiều phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Chính vì vậy mà bệnh nhân nên đi chữa trị càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ.

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí của búi trĩ, người ta chia bệnh trĩ thành 3 loại chính:

  • Trĩ nội (internal hemorrhoids): Thường là hiện tượng phình giãn quá mức tĩnh mạch ở bên trong trực tràng, búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược và được bao phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc.

  • Trĩ ngoại (external hemorrhoids): Búi trĩ thường xuất hiện ở phía dưới đường lược, được bao phủ bởi lớp da ống hậu môn và khá dễ để nhận biết bằng mắt thường khi bệnh ở mức độ nhẹ.

  • Trĩ hỗn hợp: Là trường hợp có cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, với các biểu hiện như ngứa ngáy, đau kèm cảm giác ẩm ướt ở vùng hậu môn, đi đại tiện có ra máu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Còn dựa vào mức độ sa búi trĩ, người ta chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ chính:

  • Trĩ độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, búi trĩ ban đầu nằm ở bên trong ống hậu môn và có dấu hiệu sưng to khi bệnh nhân đi đại tiện. Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể thấy một ít máu ra khi đi đại tiện.

  • Trĩ độ 2: Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn này, búi trĩ bắt đầu phát triển rõ rệt, dễ lòi ra ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện. Bình thường, búi trĩ có thể tự thụt lại vào trong mà không cần tác động.

  • Trĩ độ 3: Búi trĩ lúc này phát triển với kích thước, dễ lòi ra ngoài khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc khi rặn để đẩy phân ra ngoài, thậm chí là khi ngồi xổm. Bệnh nhân phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới tụt vào, có biểu hiện chảy máu ở hậu môn.

  • Trĩ độ 4: Ở giai đoạn này, búi trĩ không chỉ phát triển lớn mà còn kèm theo sự xuất hiện của các búi trĩ phụ, thường xuyên sa ra ngoài hậu môn và không thể đẩy vào trong được. Bệnh nhân dễ bị thiếu máu khi lượng máu chảy ra nhiều mỗi lần vận động, đi đại tiện.

Dấu hiệu bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ điển hình thường bao gồm khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn, đại tiện ra máu, sưng viêm ở hậu môn… và gây ra không ít phiền toái cho bệnh nhân. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh trĩ mà bệnh nhân gặp phải những dấu hiệu của bệnh trĩ, cụ thể:

Đại tiện ra máu, chảy máu hậu môn

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình và đầu tiên khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Ban đầu, lượng máu ra khá ít, kín đáo và bệnh nhân nếu để ý thì mới nhận thấy có máu ở giấy vệ sinh hoặc máu lẫn vào phân. Đôi khi có thể thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân khi bệnh nhân đi vệ sinh.

Khi bệnh chuyển sang mức độ nặng, máu chảy ra nhiều hơn và thường chảy thành từng giọt, từng tia ở bãi phân. Không chỉ đi đại tiện mà thậm chí mỗi lần bệnh nhân vận động mạnh, ngồi xổm cũng thấy có máu chảy ra.

Ở một số trường hợp, máu chảy ra từ trực tràng rồi đọng lại, mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện lại có cục máu đông ra kèm. Tình trạng chảy máu kéo dài mỗi khi đi đại tiện khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị thiếu máu, người mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, hoa mắt…

Ngứa hậu môn

Khi bị bệnh trĩ, niêm mạc ống hậu môn tiết ra nhiều dịch nhầy ẩm ướt, điều này tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi phát triển và bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Cảm giác ngứa ngáy không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn khiến bệnh nhân cảm thấy bực bội, ngại ngần không dám giao tiếp với những người xung quanh.

Đau rát hậu môn

Một trong những triệu chứng của bệnh trĩ đó là đau rát hậu môn. Nguyên nhân là do trong quá trình thải phân ra ngoài, búi trĩ có sự va chạm nên gây đau rát, khó chịu cho bệnh nhân. 

Lỗ hậu môn sưng đỏ

Khu vực hậu môn, lỗ hậu môn sưng phồng giống như các bọng máu khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.

Chảy dịch nhầy ở hậu môn

Khu vực hậu môn có biểu hiện chảy dịch nhày khiến khu vực này thường ở tình trạng ẩm ướt, ướt cả đáy quần lót của người bệnh.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là một triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ban đầu, búi trĩ chỉ là một khối nhỏ lồi ra ở ngoài hậu môn mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện và búi trĩ có thể tự thụt vào trong. Dần dần, sau một thời gian, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và không thể thụt vào bên trong hậu môn, bệnh nhân phải dùng tay nhét vào.

Ở cấp độ nặng của bệnh trĩ, búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, dù dùng tay nhét vào cũng không được. Búi trĩ sa hẳn ra ngoài ngay khi bệnh nhân đi lại, vận động mạnh, thậm chỉ là sa khi bệnh nhân ngồi xổm. 

Sự xuất hiện của búi trĩ và việc búi trĩ sa xuống gây ra cảm giác vướng víu, cộm ở hậu môn cho bệnh nhân, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu trĩ nội

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy máu ở giấy vệ sinh hoặc ở bồn cầu nhà vệ sinh khi đi đại tiện. Do búi trĩ nằm ở bên trong nên khá khó để phát hiện, nhìn thấy và ít gây ra khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh cũng có các biểu hiện khác như đau, rát, ngứa ngáy ở hậu môn, hậu môn ẩm ướt.

Dấu hiệu trĩ ngoại

Đây là loại trĩ điển hình và gặp nhiều ở các trường hợp mắc bệnh trĩ. Bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết búi trĩ ngoại và các triệu chứng của bệnh. Nếu để ý, bệnh nhân sẽ nhận thấy có một khối nhỏ nhô lên ở hậu môn kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, đi đại tiện ra máu…

Nguyên nhân bệnh trĩ

nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ chủ yếu là do sự tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến việc các đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị căng giãn, ứ huyết và từ đó tạo thành búi trĩ. Ngoài ra, những nguyên nhân dưới đây cũng được coi là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đầu tiên có thể kể đến đó là do bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Hai bệnh lý này đều khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh thường xuyên, liên tục làm các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tổn thương.

Điều này làm vùng hậu môn, vùng xương chậu dễ bị phình to, ứ máu lại và từ đó hình thành nên búi trĩ.

Hầu hết những trường hợp có chế độ ăn uống không khoa học đều dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng táo bón, tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Rặn khi đi cầu

Rặn mạnh mỗi khi cầu thường gặp ở những người do bị táo bón, họ cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài mỗi lần đi đại tiện. Khi rặn mạnh sẽ làm tổn thương khu vực hậu môn, từ đó dễ hình thành búi trĩ.

Những người ngồi nhiều, đứng lâu hoặc lao động nặng nhọc

Do tính chất công việc mà nhiều người phải ngồi, đứng lâu trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực cơ thể dồn xuống phía dưới và khu vực hậu môn trực tràng phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này khiến máu khó lưu thông như bình thường, dễ bị tắc nghẽn làm sưng các tĩnh mạch trĩ và tạo điều kiện để bệnh trĩ phát triển.

Thường thì nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may, phụ nữ mang thai… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ.

Phụ nữ cuối thai kỳ hoặc sau sinh

Ở những phụ nữ trong thời kỳ cuối của thai kỳ hoặc sau khi sinh xong cũng dễ bị trĩ ghé thăm. Nguyên nhân là do ở những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng lên chèn ép vào vùng xương chậu, vùng hậu môn và các tĩnh mạch trĩ gây ra trĩ.

Tình trạng này gặp nhiều ở những chị em đang mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Chế độ ăn uống ít chất xơ, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất cay nóng

Bệnh trĩ là căn bệnh ít nhiều bắt nguồn từ chế độ ăn uống của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn ít rau xanh, ăn nhiều thịt cá, đồ ăn giàu chất đạm, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, uống ít nước, sử dụng nhiều bia rượu… cũng dễ rất dễ bị bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ rất dễ gây ra chứng táo bón và gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Việc ăn ít chất xơ khiến phân trở nên khô cứng, bệnh nhân cần phải rặn mỗi lần đi đại tiện khiến tĩnh mạch ở vùng hậu môn giãn ra, lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

Giao hợp qua đường hậu môn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, gặp nhiều ở những cặp đôi có sở thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Khác với âm đạo, hậu môn không có độ co giãn tốt và cũng không tiết chất nhờn nên khi giao hợp, đám rối tĩnh mạch dễ sưng lên, bị tắc nghẽn và gây ra trĩ.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không chỉ khiến bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ mà còn khiến đường hậu môn bị tổn thương, dễ bị trầy xước, rách, thậm chí là chảy máu.

Béo phì

Theo nghiên cứu, nếu người nào có số đo cân nặng quá mức hoặc mắc các bệnh như béo phì, thừa cân sẽ khiến hệ thống cơ trơn ở khu vực hậu môn chịu nhiều áp lực, tất nhiên từ đó cũng tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển.

Tuổi tác

Bệnh trĩ cũng dễ gặp ở những người cao tuổi, lúc này hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi, chức năng của các cơ vòng, cơ ở ống hậu môn cũng không còn độ đàn hồi như trước làm tĩnh mạch trĩ mất neo, trượt xuống hậu môn. Từ đó gây ra chứng táo bón và những người già dễ gặp phải bệnh trĩ cùng nhiều bệnh lý khác.

Lười vận động

Bệnh trĩ cũng hình thành từ thói quen lười vận động, lười tập thể dục của bệnh nhân. Thói quen xấu này không chỉ khiến bệnh nhân mắc phải các bệnh xương khớp mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh trĩ.

Khi ít vận động cộng với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý sẽ dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và khu vực trực tràng cũng sẽ phải chịu áp lực, hệ thống lưu thông máu đến khu vực này cũng bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

Căng thẳng, stress

Khi tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress… sẽ khiến hệ thần kinh, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, ức chế và bạn cũng dễ gặp phải nhiều bệnh, trong đó điển hình là bệnh trĩ.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?

  • Dân công sở, tài xế lái xe, bảo vệ, công nhân làm công việc bốc vác quá nặng....
  • Những người lười vận động.
  • Nhóm người sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn....
  • Những người mắc bệnh tiêu hóa mãn tính như viêm đại tràng, táo bón.
  • Phụ nữ mang thai.

Cách điều trị bệnh trĩ

cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bệnh trĩ phần lớn cần căn cứ vào mức độ, tình trạng của bệnh. Dựa vào việc thăm khám, nội soi, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Trĩ là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện, chữa trị sớm. Vì vậy, khi có những triệu chứng, biểu hiện của bệnh trĩ thì bệnh nhân nên đi thăm khám, kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để được tiến hành điều trị bệnh sớm. Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh trĩ sau:

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, thường là trĩ độ 1 và 2, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc. Thuốc chữa bệnh trĩ thường được bào chế ở dạng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống sưng, giúp làm giảm tình trạng bệnh…

Có thể kể đến một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ như: Thuốc mỡ, thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch… tùy vào từng trường hợp.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bởi sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Cách chữa bệnh trĩ phổ biến thứ hai đó là sử dụng phẫu thuật, thường áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, khi dùng thuốc điều trị không còn tác dụng. Một số thủ thuật được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm:

  • Chích xơ

Là phương pháp được chỉ định cho những trường hợp trĩ độ 1, 2 và không áp dụng cho những trường hợp trĩ nội bị hoại tử, viêm loét, búi trĩ có huyết khối, trĩ ngoại.

Bác sĩ sẽ sử dụng loại dung dịch đặc biệt tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ nhằm kích thích phản ứng xơ hóa, ngăn chặn máu lưu thông đến búi trĩ. Khi búi trĩ không được cung cấp nguồn dinh dưỡng sẽ dần teo và rụng đi. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này thường xuyên để ngăn không cho máu lưu thông vào búi trĩ, giúp hạn chế tình trạng sa búi trĩ.

  • Thắt bằng dây thun

Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng một vòng cao su đưa vào cổ búi trĩ rồi thắt chặt lại nhằm không cho máu chảy đến nuôi búi trĩ. Khi máu không lưu thông đến búi trĩ, búi trĩ sẽ có dấu hiệu hoại tử, tự rụng sau khoảng 5 – 7 ngày.

Đối với những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp giữa thủ thuật này với phương pháp chích xơ búi trĩ hoặc áp lạnh để điều trị bệnh.

Phương pháp này được đánh giá là dễ thực hiện, thực hiện nhanh chóng nhưng nếu thực hiện không đúng cách, bệnh dễ tái phát trở lại.

  • Phương pháp Longo

Dựa trên nguyên lý làm gián đoạn các mạch máu trĩ ở trên và giữa, khâu lại niêm mạc hậu môn trực tràng, đưa các búi trĩ về đúng ống hậu môn, từ đó khiến búi trĩ teo lại, phương pháp Longo là một trong những cách điều trị bệnh trĩ được sử dụng cho bệnh nhân.

Chữa trĩ bằng phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp trĩ nội độ 3, 4. Có ưu điểm là ít gây đau đớn, ít chảy máu nhưng dễ làm tổn thương, viêm nhiễm khu vực điều trị.

  • Phương pháp khâu triệt mạch THD

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm Doppler để thực hiện khâu thắt động mạch trĩ, khâu treo búi trĩ. Phương pháp này cũng thực hiện dựa vào nguyên tắc làm giảm lượng máu chảy đến búi trĩ, làm giảm hiện tượng phình giãn ở búi trĩ.

  • Phẫu thuật cắt trĩ

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định điều trị bằng một số phương pháp cắt trĩ như: phương pháp Ferguson, phương pháp White Head, phương pháp Milligan Morgan… tùy vào từng trường hợp.

Những phương pháp cắt trĩ này tuy có hiệu quả nhưng cần phải thực hiện đúng cách, đảm bảo an toàn. Lưu ý, do can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên trong quá trình thực hiện thường gây đau đớn cho bệnh nhân.

  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH

Một trong những cách điều trị bệnh trĩ tiên tiến hiện nay đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH, hay còn gọi là kỹ thuật thắt vùng niêm mạc trĩ. Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại có thể áp dụng cho những trường hợp trĩ ở cấp độ nặng.

Một số ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH điều trị bệnh trĩ như là:

- Độ an toàn cao, đảm bảo không ảnh hưởng tới chức năng hậu môn.

- Dựa vào kỹ thuật hiện đại không gây đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

- Có thể áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng, kể cả là những bệnh nhân bị tái phát nhiều lần.

- Vết tiểu phẫu nhỏ, hồi phục nhanh chóng.

  • Phương pháp HCPT

Được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao, phương pháp HCPT là một phương pháp điều trị bệnh trĩ được nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân nên lựa chọn. Phương pháp này sử dụng điện cao tần với nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C nhằm làm đông và thắt nút mạch máu nên mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT có nhiều ưu điểm vượt trội như:

- Ít xâm lấn nên không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân khi điều trị.

- Có thể áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh trĩ.

- Vết thương nhỏ, không gây biến chứng, thời gian thực hiện nhanh chóng.

- Giúp điều trị dứt điểm, hiệu quả, có thể ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà giúp giảm đau nhanh

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà sau để giúp làm giảm đi tình trạng bệnh trĩ:

  • Sử dụng thuốc giúp làm mềm phân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Ngâm hậu môn trong bồn tắm có sẵn nước muối nhằm làm giảm đi tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng và cảm giác ngứa ngáy do có sự xuất hiện của búi trĩ.

  • Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ bôi búi trĩ để giúp làm giảm đau.

  • Nên sử dụng một túi nước đá chườm vào khu vực hậu môn để giảm cảm giác đau, sưng.

  • Chú ý đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Tránh nhịn đại tiện.

  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện vì sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Mặc loại quần áo thoáng mát, rộng rãi.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu chậm trễ khi chữa trĩ hoặc chữa trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu

Khi bị bệnh trĩ, bệnh nhân thường có biểu hiện đại tiện ra máu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu máu, nếu không xử lý kịp thời, thiếu máu có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng, tụt huyết áp, suy nhược, hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu… cực kỳ nguy hiểm.

  • Nghẹt búi trĩ

Những bệnh nhân nào bị trĩ nếu không chữa trị ngay còn gặp phải biến chứng nghẹt búi trĩ. Búi trĩ khi bị nghẹt sẽ làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu và dẫn đến hiện tượng phù nề ở khu vực hậu môn. Nghẹt búi trĩ còn dẫn đến tình trạng viêm sưng, chảy máu, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

  • Tắc mạch

Đây cũng là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh trĩ mà bệnh nhân không nên chủ quan. Tình trạng chảy máu kéo dài còn khiến máu khó lưu thông như bình thường, bệnh nhân khi đó sẽ phải đối mặt với các cơn đau.

  • Viêm nhiễm khu vực hậu môn

Bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác ở khu vực hậu môn – trực tràng như: Nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn, viêm nhiễm hậu môn…

  • Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Nguy hiểm hơn, nếu không phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ còn dễ bị ung thư đại trực tràng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách phòng bệnh trĩ tại nhà

Để phòng tránh bệnh trĩ, mọi người có thể chú ý một số vấn đề như:

  • Ăn đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi.

  • Uống đầy đủ nước, mỗi ngày nên uống 2 lít nước.

  • Tránh rặn mạnh mỗi khi đi cầu, tránh nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

  • Nên thư giãn, đi lại khi phải làm việc trong môi trường đặc thù.

  • Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh trĩ: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả. Nếu còn vấn đề, bệnh nhân có thể gọi đến hotline 0325 780 327 hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể hơn.

Homepage: http://phongkhamthaiha.org

Cập nhật lần cuối: 23-04-2021 09:41:13