Bệnh trĩ nội: biểu hiện và cách điều trị

Lượt xem: 3598

Trĩ nội có biểu hiện gì, điều trị như thế nào? Bạn nhận thấy ông bà, cha mẹ hay chính những người đồng nghiệp của mình đang "chật vật" và khổ tâm vì bệnh trĩ nội? bạn có nghĩ mình có nguy cơ mắc căn bệnh khó nói này không? Các bác sĩ Phòng khám Thái Hà cho biết những người làm văn phòng hay thường phải ngồi nhiều sẽ có nguy cơ mắc trĩ rất cao, hơn nữa chính chế độ ăn cũng sẽ tác động đến việc hình thành búi trĩ nội. Vậy sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh trĩ nội: biểu hiện và cách điều trị để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, sớm phát hiện ra bệnh và điều trị đúng cách.

Có thể bạn cũng quan tâm:

benh tri noi

Biểu hiện của bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội có biểu hiện như thế nào?

Hiện nay số lượng bệnh nhân đến khám bệnh trĩ tăng cao, người trẻ, người già đều có nhưng đa phần những trường hợp đến khám đều là trĩ nội ở cấp độ nặng.

Nếu bạn đang có những biểu hiện sau thì chính xác bạn bị trĩ nội rồi, do bệnh phát triển theo 4 cấp độ nên với theo từng cấp độ có biểu hiện khác nhau và bạn có thể nhận biết được tình trạng nặng, nhẹ của mình:

Trĩ nội độ 1: Trĩ nội bắt đầu hình thành với hiện tượng chảy máu khi đại tiện, máu thường chảy tương đối ít.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sưng to, mỗi khi rặn mạnh là búi trĩ bắt đầu nhô ra, nhưng sau đại tiện búi trĩ tự co vào. Máu chảy vẫn khá kín đáo, chỉ thấy bám chút trên giấy vệ sinh hoặc trên bám trên bề mặt phân.

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sưng to, máu chảy thường xuyên hơn mỗi khi rặn, thường là chảy thành giọt, bệnh nhân khó chịu mỗi khi ngồi, búi trĩ sa hẳn ra ngoài phải dùng tay mới đẩy lên được.

Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sưng, cộm vướng, sa xuống bất kể khi nào là khi vận động mạnh và ho, búi trĩ không thể co vào bên trong ống hậu môn dù bạn đã dùng tay đẩy nó vào.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, trĩ nội là những búi trĩ hình thành ở trong ống hậu môn nhưng ở phía trên đường lược. Thực chất búi trĩ nội là những đám rối do tĩnh mạch bị căng phình quá mức, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thành tĩnh mạch chịu áp lực lớn và phình giãn quá mức là do:

Ăn nhiều đồ cay nóng, nếu bạn thường xuyên ăn những món nóng, đồ ăn nhanh và bia rượu thì khả năng mắc trĩ là không tránh khỏi.

Táo bón nặng và ở tình trạng là kinh niên sẽ khiến tĩnh mạch luôn bị căng giãn, máu chảy nhiều, tất yếu búi trĩ sẽ xuất hiện sớm bạn nhé!

Ngồi quá lâu và bạn ít vận động chính bởi thế những người lái xe, làm văn phòng thường là đối tượng dễ bị trĩ .

Phụ nữ mang thai và những người cao tuổi có tỷ lệ mắc trĩ rất cao.

Cách điều trị bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội sau khi hình thành nếu bạn không có những điều trị kịp thời, thực hiện ăn kiêng và chịu khó vận động, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang những cấp độ nặng hơn.

Hiện nay điều trị bệnh trĩ nội không khó nhưng với trĩ nhẹ thời gian điều trị sẽ ngắn hơn, người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh hơn so với trĩ nặng.

Bệnh trĩ nội độ 1, độ 2 có thể chỉ cần dùng thuốc (thuốc bôi, uống và thuốc đặt hậu môn) tuy nhiên trĩ đã nặng cuối độ 2 sang độ 3, trĩ nội độ 3 thì cần phải sử dụng thủ thuật như chích xơ, thắt dây thun, quang đông bằng nhiệt. Riêng với trĩ nội độ 4 thì phải thực hiện cắt trĩ mới có thể trị bệnh trĩ triệt để.

Phòng khám đa khoa Thái Hà hiện nay có áp dụng cắt trĩ với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu công nghệ nước ngoài, đảm bảo thực hiện cắt chỉ trong 15- 20 phút, hoàn toàn không đau và không chảy máu. Vết thương nhỏ, không để lại sẹo xấu, an toàn và chính xác.

Nếu bạn muốn được điều trị bệnh trĩ nôi triệt để hãy đến số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám chúng tôi mở cửa cả trong và ngoài giờ hành chính, trong những ngày nghỉ, ngày lễ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho toàn thể người bệnh. Hãy liên hệ tới số hotline: 0325780327 nếu bạn cần tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đên bệnh trĩ nội, các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Cập nhật lần cuối: 23-04-2021 09:41:31