Triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn

  • Tác giả: 
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6202

Lối sống tình dục ngày càng thoáng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các bệnh xã hội ngày càng phát triển, một trong số đó là bệnh giang mai. Giang mai là bệnh hoa liễu khá phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người do nó có thể tác động và gây thương tổn trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đa số bệnh chỉ được phát hiện khi chuyển sang giai đoạn nặng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Nắm bắt được các triệu chứng của bệnh giang mai là điều rất cần thiết với cả bệnh nhân và những người không bị bệnh. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ các triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn.

trieu chung benh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào?

Biểu hiện của bệnh giang mai

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua đường máu, lây qua đường sinh sản (từ mẹ sang con), hoặc cũng có thể lây qua việc tiếp xúc gián tiếp với các đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh (quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bồn tắm...).

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau.

  • Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Là giai đoạn đầu tiên sau khi nhiễm xoắn khuẩn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 6-10 tuần và được gọi là thời gian ủ bệnh. Trong quãng thời gian này, mặc dù bệnh nhân không hề có dấu hiệu gì bất thường. Nhưng người bệnh vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác bởi trong cơ thể đã có xoắn khuẩn giang mai.

  • Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2

Đây là giai đoạn bệnh giang mai bắt đầu có một số biểu hiện đặc trưng. Ở bộ phận sinh dục của nam và nữ (quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật - ở nam; âm hộ, cổ tử cung, bẹn, ngực) bắt đầu mọc các săng giang mai. Ngoài ra các săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở miệng (nếu quan hệ tình dục bằng miệng), má, kẽ tay, kẽ chân... Săng giang mai là các nốt loét hình tròn hoặc bầu dục có bán kính 1 -2 cm, màu hồng đỏ, lõm ở giữa, viền cứng như sụn, không đau, không ngứa, có chảy nước (nước này chứa xoắn khuẩn giang mai). Giai đoạn này có thể kéo dài 2 – 8 tuần. Sau đó các săng giang mai sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là lúc bệnh lặn vào trong, xoắn khuẩn xâm nhập vào máu và dần chuyển sang giai đoạn thứ 3.

bieu hien cua benh giang mai

Biểu hiện của bệnh giang mai

  • Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn 3

Sau giai đoạn 2 cơ thể người bệnh bắt đầu có một số triệu chứng như: phát ban khắp người, các nốt ban này có hình cánh hoa hồng, màu đỏ hồng hoặc thâm tím. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo một số triệu chứng như: mệt mỏi, không muốn ăn uống, sốt, nổi hạch ở bẹn, đau nhức các khớp xương. Nếu giang mai vẫn không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang giai đoạn tiếp theo với những biến chứng nguy hiểm.

  • Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 4

Giai đoạn này xuất hiện sau khoảng 2 – 15 năm trên những bệnh nhân mắc giang mai nhưng không được chữa trị. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các gôm (củ) giang mai là những u sần sùi trên da, sau một thời gian xuất hiện sẽ bị vỡ, loét, chảy mủ nước, sau đó khô dần, đóng vảy, khi lành thường để lại sẹo. Gôm, củ giang mai thường xuất hiện ở những bộ phận quan trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm màng não, các bệnh tim mạch, đột quy, tâm thần...

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng khám Thái Hà về các triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề này bạn hãy gọi điện đến số 0325780327 hoặc bạn cũng có thể chọn tư vấn trực tuyến để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Cập nhật lần cuối: 17-04-2021 17:23:37