Bệnh giang mai là gì? Tác hại và cách điều trị

  • Tác giả: 
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6778

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm , lây nhiễm chủ yếu thông qua đường tình dục, được phát hiện cách đây khoảng 400 năm về trước. Tuy nhiên, đa số mọi người lại không chú ý tìm hiểu về bệnh, không có những kiến thức định về bệnh giang mai. Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giới thiệu cho mọi người biết về bệnh giang mai là gì và những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh giang mai để mọi người có thể chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh.

benh-giang-mai-la-gi

Bệnh giang mai là bệnh như thế nào?

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai được hình thành là do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Đây là một bệnh xã hội có tốc độ lây lan rất nhanh, bệnh có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh và nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ khiến cho nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng, đặc biệt là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai nói riêng và các bệnh xã hội khác nói chung.
  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Đối với những người có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân có chứa mầm bệnh của người khác thì đều có thể khiến cho bạn bị mắc bệnh giang mai, đặc biệt là khi có tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh.
  • Lây truyền qua đường máu: Nếu bạn sử dụng chung kim tiêm và truyền máu,… cho người bị bệnh thì rất có thể xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể của bạn và gây ra bệnh.
  • Lây nhiễm qua đường sinh nở: Khi chị em mang thai mà bị bệnh giang mai nhưng không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách có thể khiến cho thai nhi bị nhiễm bệnh thông qua quá trình sinh nở.

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Triệu chứng bệnh giang mai ở mỗi giai đoạn là không giống nhau. Thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai thường trong khoảng từ 3 tuần đến 3 tháng và sau thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể.

  • Giang mai giai đoạn 1: Sau khoảng từ 3 – 90 ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết loét có màu đỏ và có kích thước từ 1 – 2 cm và những vết loét này được gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường xuất hiện ở những vị trí như môi bé, môi lớn âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới); ở nam giới săng xuất hiện ở bìu, dương vật và bao quy đầu. Săng giang mai có thể tự lành được sau 3 – 6 tuần tồn tại trên cơ thể người bệnh kể cả khi không điều trị. Điều này sẽ khiến mọi người chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nhưng thực chất nó vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh và phát triển sang giai đoạn nặng hơn.
  • Giang mai giai đoạn 2: Những triệu chứng của giai đoạn 2 thường xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần. Ngoài những vết loét đã xuất hiện ở giai đoạn 1 thì khi chuyển sang giai đoạn 2 những vết loét này sẽ phát triển nhiều hơn kèm theo trình trạng phát ban ở trên khắp cơ thể của người bệnh kể cả ở cả 2 lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo những triệu chứng khác như sốt, nổi hạch, đau đầu, giảm cân, đau cơ và luôn cảm thấy mệt mỏi. Cũng giống như giai đoạn 1, các triệu chứng của giai đoạn 2 cũng có thể tự biến mất kể cả khi có điều trị hay không
  • Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Đây là giai đoạn mà bệnh giang mai thường không có những triệu chứng gì, những triệu chứng ở giai đoạn 1 và 2 dù không được chữa trị cũng có thể tự lặn hết và người bệnh sẽ không thấy có những thương tổn gì, tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh.
  • Giang mai giai đoạn 3: Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 sẽ phát triển trong bộ phận quan trọng của cơ thể con người như não, gan, tim mạch,… và được chia ra thành 3 hình thức khác nhau như: củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Người bị bệnh giang mai ở giai đoạn này thường không lây lan sang cho người khác và có nguy cơ tử vong rất cao.

Vì vậy, khi bạn có những triệu chứng của bệnh giang mai thì bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và làm xét nghiệm giang mai và có phương pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Tác hại của bệnh giang mai

Bệnh giang mai được xếp vào bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không được phát hiện sớm và được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Gây nguy hại đến hệ thống mạch máu: Bệnh giang mai gây nguy hại đến mạch máu như viêm động mạch chủ, tắc nghẽn động mạch chủ…
  • Bệnh giang mai gây ra tàn tật: Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thì loại vi khuẩn này sẽ phá hủy hầu hết các cơ quan bộ phận của con người. Sau đó làm tổn thương các cơ quan, tế bào gây ra tàn tật.
  • Bệnh giang mai gây vô sinh – hiếm muộn: Xoắn khuẩn giang mai lây lan gây viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và biến chứng gây vô sinh – hiếm muộn.

Lưu ý: Bệnh giang mai rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai thì cách tốt là bạn nên đi thăm khám chuyên khoa càng sớm, càng tốt để tránh gây ra những tác hại khôn lường.

Điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Theo các chuyên gia, để điều trị bệnh giang mai hiệu quả thì bệnh nhân khống chế khuẩn giang mai. Với phương pháp miễn dịch cân bằng, bệnh giang mai giai đoạn nhẹ hoàn toàn chữa khỏi với các bước điều trị như sau:

  • Xét nghiệm: Bệnh nhân được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để phát hiện và định lượng vi khuẩn. Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế chuyên khoa để xác định tình trạng và mức độ lâu lan của xoắn khuẩn giang mai.
  • Tiêu diệt xoắn khuẩn: Bác sĩ sẽ khống chế hoạt động của ổ bệnh khôi phục tổn thương ngoài da và ngăn chặn xoắn khuẩn giang mai lây bệnh. Loại bỏ những triệu chứng của bệnh giang mai, nhanh chóng hồi phục lại chức năng sinh lý bình thường, sản sinh ra những tế bào mới thay thế cho những tế bào nhiễm bệnh.
  • Khống chế xoắn khuẩn: Ở bước này thì các bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu liều cao để phá hủy và thay đổi cấu trúc gen của xoắn khuẩn.
  • Tăng hệ miễn dịch: Biện pháp miễn dịch cân bằng kích hoạt khả năng sản xuất kháng thể tự nhiên, giúp người bệnh phục hồi nhanh, ngăn bệnh giang mai tái phát. Do đó, sau khi khống chế được sự tái phát của xoắn khuẩn thì các bác sĩ sẽ giúp cho bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, hồi phục và tái tạo lại chức năng tế bào nhằm mục đích tiêu diệt hoàn toàn xoắn khuẩn gây bệnh.

Lời khuyên: Phương pháp miễn dịch cân bằng được đánh giá là phương pháp điều trị giang mai giai đoạn sớm hiện đại, tân tiến và khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp truyền thống. Với những ưu điểm an toàn – triệt để - thời gian điều trị ngắn – không tái phát.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên khoa Phòng khám Thái Hà về Bệnh giang mai là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho mọi người. Nếu bạn còn có thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến số 0325780327 để được tư vấn miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 22-04-2021 20:43:06